Thứ bảy, 23/11/2024

Mầu nhiệm là tung hỏa mù để chạy trốn - Trích "Vụn vặt và suy tư" của Lm. Piô Ngô Phúc Hậu

Cập nhật lúc 16:25 19/07/2016
Anh sinh viên Công giáo bị bạn bè tấn công tới tấp.






1. Tại sao Đức Maria sinh con mà vẫn còn đồng trinh?

2. Tại sao ngôi Cha, ngôi Con và ngôi Thánh Thần đều là Chúa như nhau, mà cuối cùng thì vẫn chỉ có một Chúa?

3. Ổ bánh mì vẫn rành rành ra đó, mà lại bảo là Mình Thánh của Chúa.

Câu hỏi nào cũng hóc búa quá, anh sinh viên Công giáo chỉ biết trả lời nhỏ nhẹ:

- Đó là mầu nhiệm.

- Mầu nhiệm là gì?

- Mầu nhiệm là chân lý vượt quá khả năng hiểu biết của lý trí loài người.

- Không biết thì giơ tay đầu hàng cho rồi, lại còn đổ thừa cho mầu nhiệm. Như vậy mầu nhiệm chẳng qua chỉ là chiến thuật tung hỏa mù để chạy trốn.

- Khi tôi nói “đó là mầu nhiệm”, thì tức là tôi đã giơ tay đầu hàng rồi đấy. Tôi đầu hàng. Anh đầu hàng. Mọi người đầu hàng. Lý trí loài người đầu hàng, đó là lẽ thường của số phận loài người.

- Như vậy là anh đánh giá thấp lý trí của loài người.

- Thì nó thấp thật chứ đâu phải là tôi bảo nó thấp đâu.

- Minh chứng coi.

- Đồng ý. Đây nhé.

1. Ông A.Einstein, một bộ óc được đánh giá là thông minh nhất của thế kỷ hai mươi, đã thú nhận rằng: “Khoa học thế kỷ XX đã giải đáp được rất nhiều bí mật của vũ trụ. Nhưng những giải đáp này so với những cái bí mật còn lại thì chỉ là một giọt nước so với đại dương. Một giọt nước so với đại dương. Ôi khả năng của lý trí loài người”.

2. Alexis Carrel, giải Nobel 1912, nhìn ngắm những kỳ diệu của vũ trụ cực tiểu là thân xác nhỏ bé của con người, ông đã thảng thốt kêu lên “Ôi, con người là một ẩn số”. Đó là tựa đề của cuốn sách thời danh của ông, L’homme, cet Inconnu.

Alexis Carrel, là một bác sĩ vô thần, đã theo đạo Công giáo, vì ông chứng kiến một hiện tượng khỏi bệnh mà khoa học không thể giải thích được. Ông phụ trách một toa xe chở bệnh nhân từ Paris về Lộ Đức. Trong số bệnh nhân này có một cô gái chân cao chân thấp, phải đi vẹo vọ. Thế mà sau khi cầu nguyện, hai chân cô lại dài ngắn bằng nhau, đi lại bình thường. Alexis Carrel, ngẩn ngơ. Lý trí của ông đầu hàng đức Tin. Ông theo đạo và viết một tác phẩm lấy tựa đề là “Cầu nguyện” (La Prière).

3. Lecomte du Noy là một nhà sinh vật học nổi tiếng. Ông đã theo đạo. Hỏi tại sao thì ông trả lời: “Vì trong đạo có nhiều mầu nhiệm mà tôi không hiểu được. Nếu tôi hiểu được, thì những mầu nhiệm ấy chỉ là những triết thuyết, những định luật khoa học, không đáng để tôi thờ...”.

4. Louis Pasteur vừa là cha đẻ của vi trùng học, vừa là tín đồ khiêm tốn trước các mầu nhiệm của đạo. Có một giai thoại của ông như sau.

Một ông lão già, mặc áo bành-tô, ngồi xù xù một đống trên xe lửa. Ông ngồi lần chuỗi một mình giống như ông hai lúa, lạc lõng giữa thành phố.

Thấy thế, một anh chàng sinh viên đến gạ chuyện.

- Chào bác. Thời buổi này mà bác lần chuỗi thì lỗi thời lắm rồi. Bây giờ là thời của khoa học.

- Ủa, tại sao cháu nói vậy?

- Cháu đọc sách báo nhiều lắm.

- Thế hả? Vậy thì cháu cho bác mượn sách ấy đi.

- Xin bác cho cháu địa chỉ, cháu sẽ gửi sách tặng bác.

Louis Pasteur rút trong túi ra một tấm danh thiếp, rồi trao cho chàng sinh viên. Anh chàng đọc nhanh: “Louis Pasteur, Hàn lâm viện nước Pháp”. Đọc xong tấm danh thiếp, anh chàng sinh viên mắc cỡ chuồn lẹ...

Có lẽ sau đó Louis Pasteur khẳng định như sau: “Khoa học tinh thông đưa con người tới gần Chúa. Khoa học nửa vời đẩy con người xa khỏi Thiên Chúa”.

5. Newton, cha đẻ của toán học hiện đại, một nhà thiên văn, một triết gia. Ông tự chia cuộc đời thành hai giai đoạn. Từ 42 tuổi trở về trước: ông nghiên cứu về khoa học. Từ 42 tuổi trở về sau: ông nghiên cứu về tôn giáo. Ông say mê nghiên cứu quên cả chuyện lấy vợ. Mẹ hối lấy vợ, ông trả lời: “Con không có thời giờ để lấy vợ”. Nhìn ngắm vũ trụ của các vì sao, nhìn ngắm vẻ đẹp của trái đất, ông bị hớp hồn và thốt lên: “Tôi không cần tin có Chúa nữa. Tôi đưa tay ra chỗ nào, thì tôi cũng thấy Chúa ở đó. Tôi thấy Ngài trong một bông hoa, trong một cánh bướm...”.

6. Ngay trong lãnh vực khoa học thực nghiệm còn có biết bao nhiêu bí mật khoa học chỉ thấy hiện tượng mà không cắt nghĩa được. Hiện tượng cá hồi đi đẻ là một trong những bí mật ấy.

Cá hồi từ cửa sông, lội ngược hàng vài ngàn cây số, phải nhảy thác để về tới nguồn, nơi “chôn nhau cắt rún” của nó. Nó phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nó đẻ trứng. Trứng nở con. Cá con xuôi dòng về cửa sông. Hai năm sau nó lại mở cuộc hành trình đầy gian khổ và nguy hiểm để về nguồn, để đẻ... Tại sao thế? Các nhà khoa học vẫn làm thinh, suy nghĩ mà không trả lời được. Đó là một mầu nhiệm của khoa học. Khoa học thực nghiệm mà còn có bí mật giống như mầu nhiệm, thì còn lạ chi, khi thấy trong tôn giáo có rất nhiều mầu nhiệm. Chỉ biết tin nhận. Còn hiểu biết thì đành để đấy. Đó là số phận của lý trí loài người. Loài người bị giới hạn trong vòng nhỏ hẹp giữa vũ trụ bí mật bao la. Khiêm tốn chấp nhận. Đừng bất mãn với số phận của mình. 

 
 
Lm.Piô Ngô Phúc Hậu
Thông tin khác:
LỜI TRI ÂN
Caritas Hưng Hóa xin trân trọng cảm ơn Quý ân nhân, thân nhân cùng toàn thể quí vị gần xa đã có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ bằng tình thần, vật chất cho các hoạt động của chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Chúng tôi cam kết rằng tất cả các khoản hỗ trợ của Quý vị sẽ được sử dụng đúng mục đích và được thực hiện một cách minh bạch và tối ưu nhất.
Xin Chúa trả công bội hậu, ban nhiều phúc lành cho Quý vị và ước mong Quý vị sẽ mãi đồng hành cùng Caritas Hưng Hóa trong suốt thời gian tới.
 
Caritas Việt Nam: Phóng Sự Nhìn Lại 5 Năm Thông Điệp Laudato Si'
Tiêu điểm
Thánh ca & Nhạc công giáo
Tâm sự chiếc áo dòng
Bài thánh ca buồn
Mùa đông năm ấy
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.caritashunghoa.org!
log