Giáo xứ Hòa Bình nằm trên địa bàn 5 huyện và 1 thành phố: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và Thành Phố Hòa Bình.
Giáo xứ Hòa Bình nằm trên quốc lộ số 6, Hà Nội đi Hòa Bình – Sơn La- Điện Biên và Lai Châu. Giáo xứ Hòa Bình nằm trên địa bàn 5 huyện và 1 thành phố: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và Thành Phố Hòa Bình.
1. Giáo xứ Hòa Bình nảy mầm:
Năm 1925: Hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo vào mảnh đất Hòa Bình, gồm một số giáo dân từ giáo xứ Hà Thao, huyện Phú Xuyên, Hà Nội lên lập ngư nghiệp trên Sông Đà và định cư tại đây.
2. Giáo xứ Hòa Bình phát triển:
Năm 1920: Cha cố Lượng chính xứ Hoáng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ nghe biết Hòa Bình có người Công giáo, ngài đã tới thăm. Sau đó Đức Giám mục Paul Raymond (Phaolô Lộc) động viên cha cố Lượng siêng năng thăm viếng và làm mục vụ cho bà con giáo dân, như một linh mục quản nhiệm.
Năm 1930: Đức Cha Lộc chính thức tới thăm viếng mục vụ giáo dân Hòa Bình và chính thức bổ nhiệm cha cố Điều quản nhiệm Hòa Bình.
3. Giáo xứ Hòa Bình bước vào cuộc thương khó (1945 -1954):
Sau 15 năm giáo xứ Hòa Bình nảy mầm và phát triển (1930 –1945) hạt giống đức tin được nở rộ từ vài ba chục tín hữu nay đã lên tới bốn năm trăm nhưng cuộc chiến tranh Điện Biên Phủ bắt đầu 1945 thì giáo dân và các giáo họ cũng phải lao đao thử thách về đức tin vì tất cả các họ đạo và giáo dân đều nằm trong chiến sự dọc quốc lộ số 6. Vì thế, giáo dân người dân tộc Mường phải sơ tán vào các huyện vùng sâu: Kim Bội, Lạc Thủy; còn những người giáo dân là người Kinh thì trở về nguyên quán của mình.
4. Giáo xứ Hòa Bình ngưng sinh hoạt cộng đoàn hoàn toàn (1945 – 2002):
Do ảnh hưởng chiến tranh nên giáo xứ Hòa Bình trong 56 năm không còn linh mục, không còn giáo dân, nhà thờ cũng xóa sổ không còn sinh hoạt cộng đoàn.
Sau khi kết thúc chiến tranh Điện Biên Phủ 1954, những người miền xuôi lại bắt đầu tìm đến Hòa Bình để làm ăn sinh sống, chủ yếu là ngư nghiệp và buôn bán cùng với việc sống nghề đồi rừng. Mãi khoảng năm 1980 cha xứ Hoàng Xá, Phaolô Nguyễn Khắc Hy đến Hòa Bình ban bí Tích Xức Dầu cho bệnh nhân. Còn tất cả bà con giáo dân, ai có quê người ấy về để lãnh nhận bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể trong Mùa Chay và Phục Sinh hằng năm. Bởi vì, Hòa Bình không còn linh mục coi sóc, không còn cơ sở tôn giáo, không còn sinh hoạt tôn giáo tập chung; nhìn bề ngoài giáo xứ Hòa Bình như trắng tôn giáo.
5. Hạt giống âm thầm phát triển:
Nhìn bên ngoài tưởng như Hòa Bình đã trắng tôn giáo, nhưng sự kỳ diệu và mạnh mẽ của Thánh Thần, hạt giống Tin Mừng được ủ trong các gia đình: Một số cụ cao niên vẫn âm thầm giữ đạo, vẫn về nguyên quán dự các ngày đại lễ và lãnh nhận các bí tích để chờ ngày tái sinh.
6. Giáo xứ Hòa Bình tái sinh (1993 – 2002):
Sau khi thấy giáo xứ Hòa Bình có các Kitô hữu vẫn âm thầm sống đạo, cha Giám quản Phaolô Đinh Tiến Cung, đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Trung Thoại quản nhiệm giáo dân tại Hòa Bình, với mục đích: có linh mục để lo cho những người trong cơn hấp hối hoặc nhu cầu hôn phối cho những người trẻ.
Sau 9 năm nhận nhiệm vụ, cha Giuse đã mời gọi các tu sĩ thuộc Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa và các chủng sinh đã học hết chương trình Triết học, Thần học tại Sài Gòn (đang chờ đợi hợp thức hóa) và đôi khi cả các tu sĩ Dòng Phaolô Hà Nội tham gia dạy giáo lý. Chính nhờ có người cộng tác trong việc giảng dạy giáo lý nên việc tái truyền giáo phát triển rất nhanh. Sau 9 năm tuy chưa được thừa nhận và chưa được dâng thánh lễ nhưng số tín hữu đã lên tới cả nghìn người. Đặc biệt phải kể tới sự nhiệt thành của quý cụ, ông bà anh chị đại diện giáo dân thường xuyên cộng tác, quan hệ với chính quyền đề nghị cho có thánh lễ và sinh hoạt tôn giáo cộng đồng.
Ngày 22 tháng 12 năm 2000: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hòa Bình đã chấp nhận hai việc do cha giám quản Phaolô đề nghị:
a. Đồng ý cho linh mục Giuse Nguyễn Trung Thoại được vào tỉnh Hòa Bình hoạt động mục vụ cho bà con giáo dân theo nghị định của chính phủ (chưa được dâng thánh lễ vì chưa có cơ sở tôn giáo)
b. Ủy ban Tỉnh đồng ý cho bầu ban hành giáo với năm đại biểu (ngày 28 tháng 6 năm 2000).
Ngày 28 tháng 10 năm 2002: UBND tỉnh Hòa Bình đồng ý cho cha Giuse được dâng thánh lễ đầu tiên sau 56 năm, vào dịp lễ các Thánh Nam Nữ Trên Trời (1/1/2002) do sự nhiệt thành của giáo dân và việc đề nghị của cha Giám quản Giuse Nguyễn Thái Hà.
Năm 2005: Ủy ban tỉnh Hòa Bình đồng ý cho xây một nguyện đường trên thửa đất nhà ông Doanh tại Tổ 22 Phường Đồng Tiến, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã đến làm phép ngôi nhà thờ nhỏ này .
Năm 2007: UBND tỉnh Hòa Bình đã đồng ý cấp cho giáo xứ Hòa Bình 10.000m2 để xây dựng nhà thờ mới. Nhà thờ mới Kính Lòng Chúa Thương Xót, được khởi công ngày 17 tháng 8 năm 2012 do Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất và Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đặt viên đá đầu tiên. Nhưng sau 8 tháng đặt viên đá đầu tiên vẫn chưa tiến hành xây dựng. Ngày 1 tháng 4 năm 2013 ngôi thánh đường Kính Lòng Chúa Thương Xót mới chính thức được bắt đầu xây dựng.
Ngôi thánh đường có chiều dài 55m, rộng 18m, 2 tháp cao 44m, quảng trường rộng 6.500m2 và được cung hiến vào ngày 21 tháng 11 năm 2014 sau 18 tháng thi công.
LỊCH SỬ NHỮNG HỌ GIÁO GIÁO XỨ HÒA BÌNH
1. HỌ PHƯƠNG LÂM
- Thánh hiệu: Thánh Phanxicô
- Thành lập năm 1930
- Số nhân danh: 402
2. HỌ TRUNG MINH
- Thánh hiệu: Thánh Phêrô
- Thành lập năm 2000
- Số nhân danh: 720
3. HỌ VẠN
- Thánh hiệu: Thánh Phêrô
- Thành lập năm 2003
- Số nhân danh: 201
4. HỌ TÂN HÒA
- Thánh hiệu: Thánh Phêrô
- Thành lập năm 2010
- Số nhân danh: 181
5 HỌ TÂN THÀNH
- Thánh hiệu: Thánh Phêrô
- Thành lập 2009
- Số nhân danh: 144
6. HỌ CAO PHONG
- Thánh hiệu: Thánh Phêrô
- Thành lập 2005
- Số nhân danh: 174
7. HỌ TÂN LẠC
Thánh hiệu: Thánh PHÊ RÔ
- Thành lập năm 2009
- Số nhân danh: 81
8 . HỌ ĐÀ BẮC
- Thánh hiệu: Thánh ANTÔN
- Thành lập năm 2005
- Số nhân danh: 104
9. HỌ THỊNH LANG
- Thành lập năm 2002
- Số nhân danh: 170
10.. GIÁO ĐIỂM CHĂM MÁT
- Thành lập năm 2004
- Số nhân danh: 140
11. GIÁO ĐIỂM MỴ
- Thành lập năm 2005
- Số nhân danh: 64
12. GIÁO ĐIỂM MAI CHÂU
- Thành lập năm 2005
- Số nhân danh: 212
Giáo xứ Hòa Bình